Ủy quyền mua bán nhà đất là một trong những phương thức hợp pháp, đã được pháp luật quy định cụ thể. Tuy nhiên, hình thức giao dịch này ẩn chứa nhiều rủi ro khó lường. Cụ thể về thủ tục ủy quyền mua bán nhà đất cùng những rủi ro đi kèm sẽ được chúng tôi tư vấn tại đây. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới để có thể tránh gặp tình trạng lừa đảo khi giao dịch mua bán nhà đất.
Điều kiện ủy quyền mua bán nhà đất
Thứ nhất: Người được ủy quyền là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự
Theo luật dân sự 2015, người có đầy đủ hành vi dân sự là người:
– Từ 18 tuổi trở lên;
– Không bị mắc chứng tâm thần;
– Hoặc không mắc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi;
Thứ hai: Phải có hợp đồng ủy quyền
– Hợp đồng ủy quyền là gì?
Theo điều 562 Luật dân sự 2015: “Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.“
– Việc lập hợp đồng ủy quyền do người ủy quyền thực hiện.
– Hợp đồng ủy quyền mua bán tài sản là đất đai, nhà đất khi công chứng, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền, nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền cho các bên tham gia.
Hồ sơ xác lập hợp đồng ủy quyền mua bán nhà đất
Hợp đồng ủy quyền cần được lập, công chứng tại văn phòng công chứng ở địa phương. Hoàn tất các vấn đề trên, hợp đồng ủy quyền mới được xem là hợp pháp và có giá trị pháp lý. Hồ sơ xác lập hợp đồng ủy quyền mua bán nhà đất như sau:
– Dự thảo hợp đồng ủy quyền;
– Phiếu yêu cầu công chứng;
– Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
– Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Các giấy tờ khác chứng minh quyền sử dụng đất, nhà (nếu có);
– Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có;
Thủ tục ủy quyền mua bán nhà đất
Giao dịch mua bán nhà đất thông qua ủy quyền hoàn toàn tương tự với thủ tục sang tên chuyển nhượng quyền sử dụng đất thông thường. Tuy nhiên, về phần hồ sơ, bên nào được ủy quyền thì bên đó cần chuẩn bị thêm hợp đồng ủy quyền như đã nêu ở trên.
Cụ thể, hồ sơ ủy quyền mua bán nhà đất sẽ gồm:
– Hợp đồng ủy quyền bán nhà đất;
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở;
– Sổ hộ khẩu;
– Chứng minh thư nhân dân của người ủy quyền và người được ủy quyền;
– Giấy tờ chứng minh tài sản riêng do được tặng cho riêng, do được thừa kế riêng hoặc có thoả thuận hay bản án phân chia tài sản (nếu có);
Tiến hành thủ tục chuyển nhượng tại cơ quan thẩm quyền.
Một số rủi ro khi ủy quyền mua bán nhà đất
Việc giao dịch mua bán nhà đất thông qua người được ủy quyền có thể xảy ra nhiều rủi ro. Lớn nhất là bị lừa đảo, chiếm đoạt tiền giao dịch hoặc tài sản.
Những điểm cần lưu ý tránh tình trạng lừa đảo khi giao dịch qua ủy quyền:
– Kiểm tra hợp đồng ủy quyền gồm những điều khoản nào?
– Người được ủy quyền có được toàn quyền quyết định hay không?
– Thời hạn ủy quyền của hợp đồng còn hay hết? Thông thường, thời hạn ủy quyền là 01 năm, tính từ ngày hợp đồng ủy quyền được xác lập;
Một số các điểm cần lưu ý khác, bạn liên hệ luật sư để được tư vấn cụ thể hơn.
Trên đây là những thông tin cơ bản về thủ tục ủy quyền mua bán nhà đất mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hi vọng những thông tin bên trên sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn vướng mắc, cần được giải đáp, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ. Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
BỘ PHẬN TƯ VẤN – HỖ TRỢ THỦ TỤC MUA BÁN NHÀ ĐẤT
☎ HOTLINE 24/7: 0909.509.679 – 0949.509.679
(Phone, Viber, Zalo)